Những uẩn khúc chưa sáng tỏ trong vụ bê bối Tamiflu


Ông Quang đến làm việc với lãnh đạo công ty dược này vào lúc 1h sáng (?) Khi làm việc công ty, ông Quang hỏi lãnh đạo công ty “có quan tâm và muốn làm vụ Tamiflu này không?” Sau khi nhận được câu trả lời “có” từ phía lãnh đạo công ty, ông Quang rút ra một phong bì niêm phong kín đưa cho giám đốc công ty và căn dặn: “Đây là văn bản tuyệt mật, chỉ khi nào có lệnh của Bộ Y tế mới được mở ra xem” rồi sau đó ông rời khỏi công ty.

Quyên Quyên

Thứ trưởng Bộ Y tế - ông Cao Minh Quang

Thanh tra Chính phủ đã đưa ra các kết luận về vụ việc mua Tamiflu dự phòng cho dịch cúm A/H5N1 vào thời điểm 2005. Sau đó, các công ty dược phẩm cũng đã có những phản hồi khá gay gắt về những kết luận này. Chỉ riêng Bộ Y tế chưa có ý kiến chính thức nào. Liên quan đến vụ việc trên, vẫn còn một số uẩn khúc mà dư luận đang dành nhiều quan tâm.

Những ai hưởng lợi từ vụ bê bối Tamiflu?

Một loạt dấu hỏi quanh bê bối lớn nhất ngành y tế

Bất thường trong vụ 20 triệu viên Tamiflu dự trữ: Lãng phí hàng trăm tỉ đồng mua thuốc sắp hết hạn

“Tôi vô cùng hối hận vì lỡ dính vụ Tamiflu này!”

Vụ Tamiflu: Công ty ngụy biện cho sự “thông đồng”?

Dấu hỏi dành cho Thứ trưởng Cao Minh Quang

Ngày 17/11/2005, Bộ Y tế có quyết định số 01/QĐ-BYT, thành lập Hội đồng thẩm định cơ sở đủ điều kiện tham gia kế hoạch sản xuất thuốc. Hội đồng này do đồng chí Cục trưởng Cục Quản lý Dược làm chủ tịch (tại thời điểm này, Cục trưởng Cục Quản lý Dược là ông Cao Minh Quang. Hiện nay, ông Cao Minh Quang đang là Thứ trưởng phụ trách Dược của Bộ Y tế).

Theo quyết định trên, Hội đồng thẩm định cơ sở đủ điều kiện tham gia kế hoạch sản xuất thuốc do ông Cao Minh Quang đứng đầu có trách nhiệm: Tư vấn cho Bộ trưởng danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia kế hoạch sản xuất thuốc phòng chống cúm do vi rút A/H5N1. Thương thảo với các doanh nghiệp tham gia kế hoạch về các vấn đề cụ thể như: Đơn đặt hàng, giá cả, kế hoạch sản xuất, giao hàng và tồn trữ bảo quản.

Hội đồng này sau đó đã đưa vào danh sách 10 công ty sản xuất dược phẩm để tiến hành kiểm tra và chọn lọc các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc phòng chống cúm do vi rút A(H5N1). Và kết quả là 4 công ty (Stada VN, Pymerpharco, IMEXPHARM và dược Cửu Long) đã được chỉ định.

Ngày 13/9, trao đổi với Tuần Việt Nam, một số lãnh đạo các công ty dược không được lựa chọn trong đợt kiểm tra trên (đề nghị giấu tên) cho biết: Sau khi đoàn của Bộ Y tế xuống kiểm tra (do ông Cao Minh Quang dẫn đầu), công ty nhận được thông báo không đủ điều kiện tham gia sản xuất nhưng không được giải thích rõ lý do vì sao.

Bà Trần Thị Đào, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc IMEXPHARM (1 trong 4 công ty được chọn lựa) cho biết:Muốn tham gia, các công ty phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, con người nhưng tài chính không mạnh, không có nguồn nguyên liệu thì cũng không thể tham gia được”.Ngày 13/9, trao đổi với Tuần Việt Nam, một số lãnh đạo các công ty dược không được lựa chọn trong đợt kiểm tra trên (đề nghị giấu tên) cho biết: Sau khi đoàn của Bộ Y tế xuống kiểm tra (do ông Cao Minh Quang dẫn đầu), công ty nhận được thông báo không đủ điều kiện tham gia sản xuất nhưng không được giải thích rõ lý do vì sao.

Trả lời báo Pháp luật Thành phố HCM, ông Vũ Huy Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: “Trong quá trình điều tra vụ việc, theo nguyên tắc thì thanh tra cũng làm rõ có hay không mối quan hệ “ruột rà” giữa 4 công ty này với những cán bộ của Bộ Y tế để dẫn đến việc chỉ định thầu này”.

Nếu thanh tra làm rõ được “mối quan hệ ruột rà này” thì lại có những vấn đề được đặt ra: Thông tin đó có được công khai không? Nếu công khai, ông Cao Minh Quang sẽ liên quan trách nhiệm như thế nào? (Nhất là khi cả 4 công ty đều bị Thanh tra Chính phủ kết luận có những sai phạm làm thất thoát hàng trăm tỷ tiền ngân sách Nhà nước).

Phản bác lại ý kiến của bà Đào, lãnh đạo các công ty dược này cho rằng: Nếu được chọn thì họ không có gì phải băn khoăn. Lý do là vì: Nếu làm chương trình của Nhà nước thì nếu có thiếu vốn các ngân hàng sẵn sàng cho vay khi nào đủ vốn thì thôi. Mặt khác, nguồn nguyên liệu lúc đó không phải không có. Còn đầu ra họ hoàn toàn không lo vì đây là thuốc thuộc chương trình của Bộ Y tế, chắc chắn Bộ Y tế sẽ lấy toàn bộ (theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt).

“Bên Trung Quốc cho biết nếu mua từ 100kg trở lên thì giá sẽ là 15.000 USD/kg. Còn bên Ấn Độ chào giá 12.000 USD/kg. Đây là giá chưa mặc cả, họ còn chủ động gửi fax đến công ty để chúng tôi tham khảo trước. Vậy không thể nói là không tìm được nguồn nguyên liệu”,  một giám đốc công ty đề nghị giấu tên nói.

Và vì không hiểu vì sao mình bị loại, vị này đến giờ vẫn thắc mắc: “Công ty của tôi đạt GMP đầy đủ, doanh số cao, tài chính đủ mạnh nhưng không hiểu sao họ vẫn không chọn?”

Theo vị giám đốc này, đúng là việc tổ chức sản xuất thuốc là kế hoạch tối mật, không thể đấu thầu công khai. Nhưng chỉ định thầu mà cũng không công khai minh bạch thì không thể hiểu được. “Chuyện chỉ định thầu này có vẻ rất là bí ẩn, biết có đoàn đi nhưng không biết họ đi những đâu, kết luận thế nào thì mình cũng không biết được”.

Những người làm trong ngành dược thời điểm đó và ngay cả bây giờ thường lấy Công ty cổ phần Dược Hậu Giang ra làm ví dụ điển hình để minh họa cho những điều “bí ẩn” này.

Là “anh cả” trong ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam, tiên phong trong việc đạt các loại GMP cho các nhà máy sản xuất dược, nguồn nhân lực giỏi, và tiền thì “nhiều vô biên” (nếu so với khoản cần phải có để sản xuất Tamiflu) nhưng CT cổ phần Dược Hậu Giang đành đứng ngoài nhìn các “đàn em” của mình tham gia vào kế hoạch tối quan trọng này.

Vậy thì vì sao ông Cao Minh Quang, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thẩm định cơ sở đủ điều kiện tham gia kế hoạch sản xuất thuốc, đã lựa chọn 4 công ty này?

Cách làm việc có một không hai

Chưa hết, cách làm việc của ông Cao Minh Quang, và Bộ Y tế tại thời điểm đó (với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thẩm định cơ sở đủ điều kiện tham gia kế hoạch sản xuất thuốc) cũng rất có vấn đề.

Một nguồn tin (đề nghị giấu tên) cho Tuần Việt Nam hay, tại thời điểm cuối năm 2005, ông Quang có đến một số công ty sản xuất dược phẩm nhưng không phải kiểm tra xem công ty đó có đủ điều kiện để tham gia sản xuất Tamiflu hay không mà là để đưa “đơn đặt hàng” của Bộ Y tế (chưa qua kiểm tra các điều kiện đã đưa ngay đơn đặt hàng. Và ông Quang đến làm việc với lãnh đạo công ty dược này vào lúc 1h sáng (?)

Nguồn tin này thuật lại: Khi làm việc công ty, ông Quang hỏi lãnh đạo công ty “có quan tâm và muốn làm vụ Tamiflu này không?” Sau khi nhận được câu trả lời “có” từ phía lãnh đạo công ty, ông Quang rút ra một phong bì niêm phong kín đưa cho giám đốc công ty và căn dặn: “Đây là văn bản tuyệt mật, chỉ khi nào có lệnh của Bộ Y tế mới được mở ra xem” rồi sau đó ông rời khỏi công ty.

Vị giám đốc công ty dược này vẫn để nguyên bì thư trong két sắt và mọi chuyện bị lãng quên đi. Cho đến tận tháng 9/2010 (sau 5 năm), khi thấy những thông tin về vụ bê bối Tamiflu trên mặt báo, vị này mới nhớ tới và giở bì thư đó ra xem. Thì ra, đó là đơn đặt hàng sản xuất 6 triệu viên Tamiflu của Bộ Y tế. Trên đơn đặt hàng này không có ghi đơn giá!

Những thông tin này cũng trùng khớp với kết luận của Thanh tra Chính phủ: Hội đồng thẩm định (do ông Cao Minh Quang làm chủ tịch) đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, thể hiện: Biên bản làm việc của Hội đồng thẩm định với các công ty không có phần thương thảo về giá. Biên bản làm việc không có chữ ký của đại diện công ty được kiểm tra. Không có kết luận rõ về kết quả thẩm định ở từng công ty. Trong khi chưa có báo cáo Bộ trưởng, Hội đồng thẩm định đã gửi đơn đặt hàng cho 4/10 công ty ngay tại buổi kiểm tra ở các công ty.

Là “anh cả” trong ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam, nhưng CT cổ phần Dược Hậu Giang đành đứng ngoài nhìn các “đàn em” của mình tham gia vào kế hoạch tối quan trọng này.

3,8 triệu đô là tiền nợ hay cũng là tiền “hoa hồng”?

Khoản tiền 2,8 triệu USD mà 3 công ty dược (Stada VN, Pymerpharco, IMEXPHARM) nhận lại từ bên bán nguyên liệu làm Tamiflu được các công ty giải thích là tiền bù do hao hụt hàm lượng. Còn một khoản lớn hơn nữa là 3,8 triệu USD đang nằm ở Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long.

Ngày 11/9, trả lời báo chí, Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long đã đưa ra lời giải thích về khoản tiền 3.848.000 USD. Theo đó, thì khoản 3.848.000 USD không phải là tiền “hoa hồng” mà là khoản tiền do công ty đã thương thảo với đối tác (bên bán nguyên liệu) để được cho phép trả chậm đến hết năm 2010 (thỏa thuận này đã được ngân hàng Nhà nước ghi nhận và cho phép). Công ty Cửu Long phân trần đây là một hoạt động kinh doanh bình thường và đúng pháp luật.

Nhưng có đúng khoản tiền khổng lồ này là tiền nợ bên bán nguyên liệu hay không?

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long đã mua 520 kg nguyên liệu sản xuất Tamiflu với giá 17.500USD/kg. Tính thành tiền, tổng số tiền mua nguyên liệu mà công ty này phải trả bên bán là 9.100.000USD. Công ty đã thanh toán cho bên bán 5.252.000USD, số tiền còn giữ lại là 3.848.000USD. Trong khi đó, đến tháng 6/2006, Bộ Y tế đã thanh toán đủ toàn bộ số tiền trên cho công ty theo hợp đồng.

Dư luận tiếp tục đặt ra câu hỏi: Vì sao đã thương thảo thành công với đối tác để được trả chậm đến hết năm 2010 nhưng Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long lại không đưa khoản tiền này vào báo cáo tài chính của công ty suốt  từ năm 2006 đến thời điểm thanh tra (năm 2010)? Vì sao số tiền này lại phải được theo dõi bằng sổ sách riêng của công ty theo kết luận của Thanh tra Chính phủ?

Xin lưu ý: Số tiền này đã được công ty sử dụng vào việc trả nợ ngân hàng, mua nguyên liệu sản xuất không liên quan đến việc thực hiện hợp đồng với Bộ Y tế.

Trong quá trình “kết nối” các nguồn tin phục vụ bài viết, phóng viên đã gặp không ít khó khăn. Lãnh đạo các công ty dược phẩm không lọt vào danh sách được lựa chọn không muốn ra mặt để nói về vấn đề này, bởi làm như vậy khác gì “vả vào mặt đồng nghiệp trong lúc nước sôi lửa bỏng”. Nếu có ai đồng ý chia sẻ thông tin thì luôn đi kèm một cam kết “không nêu tên tuổi, địa chỉ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn sau này”.

Thanh tra Chính phủ cũng cho biết không bày tỏ quan điểm gì ở thời điểm này, mọi việc chờ kết luận của Thủ tướng. Các phóng viên cũng không thể tiếp cận Thứ trưởng Cao Minh Quang.

Ông Bùi Hữu Việt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà cho biết: “Trong luật thương mại, những thỏa thuận giữa các doanh nghiệp với nhau được tôn trọng. Cho nợ và trả dần trong 5 năm thì tôi chưa biết nhưng từ 1 đến 2 năm thì có rất nhiều. Cũng có thể đây là một tiền lệ và tiền lệ đó do thỏa thuận giữa hai bên với nhau”.

Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đã đạt được thỏa thuận về sự trả dần này thì bên nợ cũng phải đưa ra lộ trình bao giờ trả hết, định kỳ mỗi lần thanh toán nợ là bao nhiêu, lãi suất bao nhiêu… Và chắc chắn một điều là giá cả sẽ không thể thấp hơn nếu bên mua thanh toán ngay tiền cho bên bán.

Cứ cho rằng bên bán nguyên liệu đồng ý cho trả dần thì tại sao trong suốt 5 năm (từ 2005-2010), Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long không trả cho bên bán một đồng nào? (Điều này khiến cho không ít người làm trong giới làm ăn cũng phải đặt câu hỏi). Vậy thực chất khoản tiền này có phải là tiền nợ bên bán hay không?

Hiện Thanh tra Chính phủ đã đề nghị chuyển cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ khoản tiền 3.848.000USD để ngoài báo cáo tài chính đến nay của Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long.

Nguồn: TVN

Một suy nghĩ 1 thoughts on “Những uẩn khúc chưa sáng tỏ trong vụ bê bối Tamiflu

Bình luận đã được đóng.